A. Hạt độn Nano - Nano filler:
- Các hạt độn có kích thước 5-100nm
- Bản chất là Dioxide: silica, borosilicate, thuỷ tinh Li-Sr- Ba-Al và oxide: zirconia và nhôm…
- Kích thước nhỏ mô phỏng gần tương tự tinh thể Hydroxide-Apatite của mô cứng men răng tự nhiên
B. Hybrid Composite và Nano Composite:
- Nhóm composite Nano-hybrid không được xếp vào là Nano Composite bởi vì tỷ lệ các hạt độn Nano trong đó thường thấp
- Đa phần Hybrid Composite các hạt độn nhỏ thường được tạo ra bằng cách phân tách các hạt độn lớn hơn. Điều này tạo ra 2 tính chất:
- Các hạt độn KHÔNG có kích thước đều nhau
- Các hạt độn CÓ CÙNG tính chất vật lý của hạt độn lớn hơn
-> Các hạt độn cứng hơn, chịu lực tốt hơn so với khung nhựa của composite. Điều này gây nên hiện tượng “Rơi hạt độn” của Composite
-> Composite bị MÀI MÒN NHANH HƠN, ảnh hưởng mức độ thẩm mỹ của composite
- Nano Composite thì các hạt độn được tổng hợp và phân bổ vào trong khung nhựa:
- Tạo ra các hạt độn kích thước đồng đều
- Các hạt độn được phân bổ đồng đều, mật độ dày
-> Giúp Composite bị MÀI MÒN LÂU HƠN nhờ hạn chế hiện tượng “Rơi hạt độn"
-> Cải thiện phần nào độ bền, độ cứng nhưng vẫn đảm bảo mức độ thẩm mỹ của composite
C. Ý nghĩa lâm sàng của Nano Composite:
- Nano Composite có hạt độn kích thước nhỏ
- Với các đặc tính trong suốt, cản quang cũng như kích thước siêu nhỏ. Mô phỏng gần tương tự tinh thể Hydroxide-Apatite của mô cứng men răng tự nhiên -> Đem lại hiệu quả thẩm mỹ cao cho Composite
- Nano Composite có mật độ hạt độn lớn, phân bổ đồng đều trong khung nhựa composite
- Các hạt độn kích thước càng nhỏ -> tính chất vật lý càng kém hơn so với các hạt độn kích thước lớn
- Việc phân bổ đồng đều mật độ lớn hạt độn -> cải thiện các tính chất vật lý này:
- Độ cứng, độ bền uốn của Nano Composite KHÔNG TỐT HƠN, GẦN TƯƠNG ĐƯƠNG so với Micro/Hybrid Composite
- Độ kháng mài mòn của Nano Composite TỐT HƠN so với Micro/Hybrid Composite
Ứng dụng Nano Composite trên lâm sàng:
- PHÙ HỢP cho vùng răng trước đòi hỏi tính thẩm mỹ cao mà KHÔNG QUÁ YÊU CẦU về đặc tính vật lý
- HẠN CHẾ dùng cho vùng răng sau vì KHÔNG YÊU CẦU yếu tố thẩm mỹ mà QUAN TRỌNG về đặc tính vật lý