EDTA (EthyleneDiamineTetraAcetic) và ứng dụng trong nội nha - P2

Bài viết EDTA (EthyleneDiamineTetraAcetic) và ứng dụng trong nội nha - P1 đã cho chúng ta cái nhìn tổng quan về tính chất hoá học cũng như ứng dụng và chỉ định của EDTA trong điều trị nội nha/chữa tuỷ. Ở bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng lên hoạt tính cũng như tương tác của EDTA với các hoá chất nội nha khác.

C. Các yếu tố tác động lên hoạt tính EDTA:

  1. Nồng độ sử dụng của EDTA:
    • Nồng độ của EDTA có tác dụng loại bỏ lớp mùn ngà là 15-17%
    • Nồng độ tối thiểu của EDTA để có tác dụng sát khuẩn là 10%

Nồng độ sử dụng của EDTA trên lâm sàng là 15-17%

Nồng độ sử dụng trên lâm sàng của EDTA - 49P
  1. Dạng hoạt chất sử dụng của EDTA:
    • Có 2 dạng sử dụng của EDTA: Dạng Gel và dạng dung dịch.
    • Cả 2 dạng đều có nồng độ dung dịch là 15-17%
    • Sử dụng dạng Gel/Paste trong quá trình tạo hình giúp làm sạch 1/3 miệng lỗ & 1/3 giữa ống tuỷ tốt hơn.

Nên sử dụng EDTA dạng Gel/Paste khi tạo hình ống tuỷ 

    1. Thời lượng sử dụng EDTA 
      • Bơm rửa và lưu dung dịch EDTA trong vòng 1 phút giúp loại bỏ tối ưu ngà mùn.
      • Bơm rửa và lưu dung dịch EDTA trong ống tuỷ 10 phút gây xói mòn quá mức mô ngà thành ống tuỷ.

    Nên sử dụng dung dịch EDTA trong vòng 1 phút để tối ưu tác dụng và hạn chế gây xói mòn mô ngà thành ống tuỷ.

    Dạng và thời lượng sử dụng EDTA trên lâm sàng - 49P

    D. Các biến thể của EDTA sử dụng trên lâm sàng:

    1. R-EDTA: EDTA + Cetrimide (Thuốc sát khuẩn) -> Gia tăng tính sát khuẩn cho EDTA.
    2. EDTAT: EDTA + Texapon (Chất hoạt động bề mặt) -> Giảm sức căng bề mặt, tăng tính chảy lỏng của EDTA
    3. EDTA-C: EDTA + Cetavlon (Thuốc sát khuẩn) -> Gia tăng tính sát khuẩn cho EDTA và Giảm sức căng bề mặt, tăng tính chảy lỏng của EDTA

    Có thể lựa chọn EDTA-C để sử dụng thay thế EDTA truyền thống để gia tăng hiệu quả sát khuẩn cũng như giúp EDTA tiếp xúc với mô ngà thành ống tuỷ dễ dàng hơn.

    E. Tương tác của EDTA với các hoá chất nội nha khác:

    1. Tương tác NaClO với EDTA:
      • Phản ứng acid/base giữa NaClO & EDTA gây GIẢM PH DUNG DỊCH
      • HOCl trong dung dịch NaClO bị phân huỷ 4 HOCl ⇌ 2 Cl2 + O2 + 2 H2O
      • Clo dạng khí gas bay lên ra khỏi dung dịch khiến dung dịch NaClO mất ion Cl. Điều này khiến cho NaClO bị giảm khả năng sát khuẩn & hoà tan mô hữu cơ.
      • EDTA không bị ảnh hưởng gì do đặc thù tính chất của EDTA không phụ thuộc vào việc thay đổi pH môi trường dung dịch.

    KHÔNG BAO GIỜ trộn lẫn NaClO và EDTA. Nhưng sử dụng phối hợp đúng cách sẽ giúp tặng hiệu quả sát khuẩn do EDTA làm tan thành phần vô cơ còn NaClO thì làm tan thành phần hữu cơ -> Hoà tan mùn ngà, giúp NaClO dễ dàng tiếp cận và sát khuẩn thành ngà ống tuỷ.

    Tương tác giữa EDTA và NaClO - 49P
    1. Tương tác Chlorhexidine với EDTA:
      • EDTA tương tác với Chlorhexidine theo phản ứng acid & base tạo thành dung dịch muối màu trắng. Điều này gây giảm hoạt tính của cả 2 hoá chất.
    KHÔNG BAO GIỜ trộn lẫn EDTA và Chlorhexidine. Trước khi đặt thuốc ống tuỷ với CHX phải bơm rửa sạch ống tuỷ với nước muối và thấm khô bằng côn giấy để tránh EDTA hoặc NaClO còn dư trong ống tuỷ.

    Tương tác giữa EDTA và CHX - 49P

    F. Kết luận:

    • Nồng độ sử dụng của EDTA trên lâm sàng là 15-17%
    • Nên sử dụng EDTA dạng Gel/Paste khi tạo hình ống tuỷ.
    • Nên sử dụng dung dịch EDTA trong vòng 1 phút để tối ưu tác dụng và hạn chế gây xói mòn mô ngà thành ống tuỷ.
    • Có thể lựa chọn EDTA-C để sử dụng thay thế EDTA truyền thống.
    • KHÔNG BAO GIỜ trộn lẫn NaClO và EDTA mà PHẢI sử dụng phối hợp theo thứ tự.
    • KHÔNG BAO GIỜ trộn lẫn Chlorhexidine và EDTA. PHẢI rửa sạch EDTA bằng nước muối sinh lí trước khi đặt CHX.

    Nguồn tài liệu sử dụng:

    1. Mohammadi Z, Shalavi S, Jafarzadeh H. Ethylenediaminetetraacetic acid in endodontics. Eur J Dent. 2013;7(Suppl 1):S135-S142.
    2. hen, Gin & Chang, Yu-Chao. (2011). Effects of liquid- and paste-type EDTA on smear-layer removal during rotary root-canal instrumentation. Journal of Dental Sciences - J DENT SCI. 6. 41-47. 10.1016/j.jds.2011.02.007.
    3. Calt S, Serper A. Time-dependent effects of EDTA on dentin structures. J Endod. 2002 Jan;28(1):17-9.

    Để lại bình luận

    Tất cả bình luận cần được duyệt trước khi hiển thị

    Sản phẩm HOT của tuần

    composite-đặc-solare-sculpt-49p.vn
    GC Vietnam Composite đặc Solare Sculpt - GC
    Giá bán ưu đãi400.000₫
    Đánh giá
    Còn hàng
    composite-lỏng-gc-solare-flo-49p.vncomposite-lỏng-gc-solare-flo-49p.vn
    GC Vietnam Composite lỏng Solare Flo - GC
    Giá bán ưu đãi399.000₫ Giá niêm yết450.000₫
    Đánh giá
    Còn hàng