A. Tổng quan về nồi hấp tiệt trùng:
- Sử dụng phương pháp tiệt trùng bằng hơi nước (Steam Sterilization) Đây là phương pháp sử dụng một buồng hơi nước nhiệt độ cao từ 115oC đến 140oC với áp suất từ 2 – 3 atm.
- Phân loại chức năng, hiệu suất, phương pháp kiểm tra các nồi hấp nhỏ dùng trong y tế thường được sử dụng là Tiêu chuẩn châu Âu EN 13060. Áp dụng cho các nồi hấp với các tính năng:
- Sử dụng cho tiệt trùng dụng cụ vật tư y tế
- Điều khiển tự động,
- Tạo ra hơi nước bằng điện thông qua thanh đốt.
- Thể tích buồng nhỏ hơn 60 lít
- Kích thước khoang tiệt trùng không đặt vừa hộp tiệt trùng 300mm x 300 mm × 600 mm.
- Dựa trên tiêu chuẩn Châu Âu EN 13060 này, nồi hấp tiệt trùng được phân ra chuẩn N,S và B
B. Cơ chế và tính chất nồi hấp chuẩn B:
- Nồi hấp chuẩn B chia ra làm 2 nhóm chính dựa vào loại công nghệ loại bỏ không khí chủ động:
- Nhóm 1: Sử dụng công nghệ hút chân không
- Nhóm 2: Sử dụng xung nhịp áp suất (SFPP - steam-flush pressure-pulse)
-> Nồi hấp chuẩn B chủ động hút hết không khí trong nồi hấp và gia tăng sự tiếp xúc của hơi nước tiếp xúc toàn bộ bề mặt dụng cụ.
- Chuẩn B đại diện cho Big & Small Products - Có thể hấp toàn bộ các dụng cụ:
- Dụng cụ đặc
- Dụng cụ rỗng type A: Kích thước chiều dài lỗ rỗng lớn hơn 5 lần đường kính lỗ
- Dụng cụ rỗng type B: Kích thước chiều dài lỗ rỗng bằng 1-5 lần đường kính lỗ
- Dụng cụ nhiều lớp
-> Nồi hấp chuẩn B có thể hấp toàn bộ các dụng cụ bởi vì khả năng loại bỏ không khí và đảm bảo cho hơi nước tiếp xúc với toàn bộ bề mặt dụng cụ
C. Tổng kết về nồi hấp chuẩn B:
- Nồi hấp chuẩn B là dạng nồi hấp tiệt trùng bằng hơi nước (Steam Sterilization) thể tích buồng nhỏ hơn 60l
- Nồi hấp chuẩn B sử dụng công nghệ loại bỏ không khí chủ động: Hút chân không/xung nhịp áp suất - SFPP
- Sử dụng được với mọi loại dụng cụ: dụng cụ đặc, dụng cụ rỗng, dụng cụ nhiều lớp, bọc gói...