NỤ CƯỜI KHOẢNG SINH HỌC
Trích dẫn từ Thư viện mở SSP
Bạn thực hiện những mão răng thẩm mỹ với màu sắc và hình thể răng tuyệt vời!
Nhưng trong lần tái khám gần nhất, bệnh nhân trở lại với một nụ cười ÁM ẢNH NHỮNG VÙNG NƯỚU SƯNG TẤY ĐỎ
...
VIÊM NƯỚU SAU PHỤC HÌNH mão răng, bạn đã từng ?
Có lẽ đây là hình ảnh mà các bác sỹ nha khoa chúng ta vẫn thường gặp và đau đầu khi đối diện - Sự xâm lấn của Phục Hình vào Khoảng Sinh Học
1. Khoảng sinh học - Vùng bất khả xâm phạm
Khoảng sinh học (Biologic Width) của răng được mô tả là tổng chiều cao của bám dính biểu mô và mô liên kết. Thông thường, chiều cao của bám dính biểu mô và mô liên kết lần lượt là khoảng 1mm. Do đó, khoảng sinh học có chiều cao trung bình là 2mm. Đây là một cấu trúc có tầm quan trọng trong việc chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn xuống hệ thống dây chằng nha chu quanh chân răng.
Chúng ta biết rằng nếu bờ của một phục hồi được đặt quá sâu bên dưới mô nướu sẽ xâm lấm khoảng sinh học, hai hậu quả có thể xảy ra:
- Thứ nhất, có thể xuất hiện sự tiêu xương nhằm tái lập không gian bám dính bình thường cho khoảng sinh học.
- Thứ hai, là viêm nướu dai dẳng, một vấn đề đáng lo ngại ở phục hồi răng trước.
Vậy đâu là GIẢI PHÁP LÂM SÀNG giúp bạn LOẠI BỎ HOÀN TOÀN nguy cơ vi phạm khoảng sinh học khi mài cùi răng với đường hoàn tất nằm dưới nướu???
Đó chính là một trong những thần chú của SSP:
"LUÔN LUÔN MÀI CÙI VỚI CHỈ CO NƯỚU NẰM TRONG KHE NƯỚU"
2. Kỹ thuật đặt chỉ co nướu
Luôn đặt chỉ co nướu khi mài cùi răng với đường hoàn tất nằm dưới nướu là giải pháp tối ưu nhất để đảm bảo sự toàn vẹn của khoảng sinh học. Nhưng đặt chỉ co nướu sao cho nhanh, chính xác lại KHÔNG HỀ ĐƠN GIẢN, nhất là khi bạn đối diện với những case mài thẩm mỹ toàn hàm với số lượng nhiều răng. Vậy đâu là bí quyết để bạn có thể đặt chỉ co nướu hiệu quả và nhanh nhất?
2.1. Chiều hướng nhét chỉ
Bạn nhét chỉ vào khe nướu, rồi chỉ lại bung lên đúng tại vị trí vừa nhét.
Bạn nhét chỉ lần nữa, sợi chỉ vẫn bung lên, nhưng lần này là ở vị trí sợi chỉ đã yên vị trước đó...
--> Câu trả lời cho vấn đề này chính là 2 chiều hướng quan trọng trong kỹ thuật nhét chỉ co nướu mà bạn phải tôn trọng để đảm bảo sợi chỉ đặt chính xác và nằm yên vị trong khe nướu
"Hãy luôn đảm bảo nhét chỉ vào khe nướu theo cả góc độ đứng cũng như góc độ ngang đúng!"
2.2. Lựa chọn dụng cụ hợp lý
Thám trâm cũ, dao 3 hay cây đưa chỉ chuyên dụng trị giá hàng triệu đồng. Đâu là sự lựa chọn của bạn khi đặt chỉ co nướu?
--> Bạn có biết: Độ mở nướu trung bình sau 6 phút đặt chỉ tại khe nướu mặt ngoài là 0.24mm. Vì vậy, hãy khôn ngoan lựa chọn những dụng cụ có độ dày đầu tác dụng phù hợp để hỗ trợ tốt nhất cho công việc đặt chỉ co nướu của bạn
2.3. Chỉ định chỉ co nướu phù hợp
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại chỉ co nướu với nhiều thương hiệu khác nhau về cấu tạo, về thành phần hoá học cũng như các công dụng phụ trợ ngoài chức năng chính là làm co nướu. Tuy nhiên, tựu chung lại chỉ co nướu bao gồm 3 nhóm chính sau:
ƯU ĐIỂM | NHƯỢC ĐIỂM | |
CHỈ XOẮN | Sợi chỉ chắc, dày | Dễ bung, tưa chỉ khi thao tác |
CHỈ BỆN | Sợi chỉ lỏng lẻo, linh hoạt |
Khó định vị trong khe nướu Độ mở khe nướu không nhiều |
CHỈ XOẮN + BỆN |
Sợi chỉ vừa chắc, vừa linh hoạt. Dễ thao tác & ổn định kích thước. Mở rộng khe nướu tốt |
--> Đây là 3 YẾU TỐ QUAN TRỌNG NHẤT giúp bạn thực hiện kỹ thuật đặt chỉ co nướu trên lâm sàng một cách nhanh chóng và hiệu quả. Cùng với thần chú SSP "LUÔN LUÔN MÀI CÙI RĂNG VỚI CHỈ NẰM TRONG KHE NƯỚU", bạn sẽ chắc chắn LOẠI BỎ HOÀN TOÀN nguy cơ xâm phạm khoảng sinh học trong những case đường hoàn tất nằm dưới nướu.
Bài viết được trích dẫn từ Thư viện mở SSP
Link bài viết gốc: http://ssp.yseminar.vn/index/docthuvienmo/id/11