Composite nha khoa: Thành phần & Phản ứng trùng hợp Composite

A. Các thành phần cơ bản của Composite

  1. Các thành phần tham gia vào phản ứng trùng hợp Composite
    • Resin Matrix - Khung nhựa: Cung cấp monomer cho phản ứng
    • Photochemical catalyst - Chất xúc tác Quang trùng hợp
    • Stabilizer - Chất ổn định
  1. Stabilizer - Chất ổn định
    • Hoạt chất đóng vai trò giúp khung nhựa không tự nhiên trùng hợp khi chưa có tác động của các chất xúc tác
    • Nó cũng đóng vai trò điều hoà phản ứng của các chất xúc tác với khung nhựa

Tìm hiểu về các thành phần Composite và đặc tính của các thành phần đó -> [49Pedia] TRONG COMPOSITE NHA KHOA CÓ GÌ?

Các thành phần tham gia vào phản ứng trùng hợp Composite - 49P

B. Quá trình trùng hợp của Composite quang trùng hợp:

  1. Trong Composite thường chứa Chất xúc tác quang trùng hợp đóng vai trò kích thích khung nhựa của Composite giải phóng Free Radical - Gốc tự do hoặc Cationic dưới bước sóng ánh sáng phù hợp
    • Chất xúc tác quang trùng hợp này thường là camphoroquinone, chiếm < 0,2% trọng lượng của khối Composite
    • Ngoài ra, còn chứa Amines, thường là dimethylaminoethyl methacrylate (DMAEMA) đóng vai trò điều chỉnh thời gian trùng hợp (diễn ra nhanh hơn). Amines thường chỉ chiếm <0,15% trọng lượng khối Composite
  1. Khi có sự có mặt của các gốc tự do/cationic, quá trình liên kết các gốc tự do hoặc cationic này thành chuỗi polymer bắt đầu -> trùng hợp khung nhựa Composite
Phản ứng trùng hợp Free Radical và Cationic của Composite - 49P
  1. Phản ứng trùng hợp Free Radical và Cationic
    • Phản ứng trùng hợp trong Composite có 2 loại là trùng hợp gốc tự do hoặc trùng hợp Cationic
    • Trong đó, Cationic là chất hoạt động bề mặt, phản ứng trùng hợp bằng cách chuyển điện tích đến một monomer -> bắt đầu chuỗi trùng hợp
    • Hiện nay các composite thế hệ mới sử dụng phản ứng trùng hợp cationic này vì những ưu điểm:
      • Đặc tính cơ học tốt hơn của chuỗi polymer
      • Hạn chế nguy cơ gây dị ứng của gốc tự do
      • Giảm sự co nội khối composite sau trùng hợp
 Ưu điểm của trùng hợp Cationic so với Free Radical của Composite - 49P

C. Sự hấp thụ ánh sáng của chất xúc tác quang trùng hợp

  1. Chất xúc tác quang trùng hợp phổ biến nhất là camphoroquinone với dải bước sóng kích hoạt là từ 400-500 nm. Camphoroquinone khi hấp thụ ánh sáng sẽ phản ứng với monomer -> giải phóng ra gốc tự do/ cationic để bắt đầu chuỗi phản ứng trùng hợp tạo polymer
  2. Các loại đèn chiếu trùng hợp đều có bước sóng nằm trong dải này (Như trong hình bên dưới)

Các loại đèn chiếu trùng hợp có bước sóng phù hợp với camphoroquinone - 49P

  1. Đường cong hấp thụ ánh sáng của chất xúc tác Quang trùng hợp thể hiện bước sóng mà ở đó mức hấp thụ ánh sáng để kích hoạt trùng hợp là cao nhất.
    • Thường là ở mức 465-470 nm
    • Lựa chọn đèn chiếu trùng hợp có đường cong hấp thụ ánh sáng ở dải bước sóng này sẽ giúp kích hoạt tối đa phản ứng Quang trùng hợp của khối composite

Lựa chọn đèn chiếu trùng hợp có đường cong hấp thụ ánh sáng ở dải bước sóng này sẽ giúp kích hoạt tối đa phản ứng Quang trùng hợp của khối composite - 49P

D. Khuyến cáo về sử dụng Composite

  1. Lựa chọn các loại composite sử dụng phản ứng trùng hợp Cationic vì những lợi thế của nó so với phản ứng trùng hợp gốc tự do truyền thống
  • Đặc tính cơ học tốt hơn của chuỗi polymer
  • Hạn chế nguy cơ gây dị ứng của gốc tự do
  • Giảm sự co nội khối composite sau trùng hợp
  • Lựa chọn đèn chiếu trùng hợp có đường cong hấp thụ ánh sáng ở dải bước sóng 465-470 nm để đạt hiệu quả tối đa Quang trùng hợp khối composite

Để lại bình luận

Tất cả bình luận cần được duyệt trước khi hiển thị

Sản phẩm HOT của tuần