A. Các thành phần chính trong Composite nha khoa
- Filler - Hạt độn
- Resin matrix - Khung nhựa
- Coupling agent - Chất dính hạt độn với khung nhựa
- Các hoạt chất phụ gia
B. Filler - Hạt độn
- Là thành phần được thêm vào để làm giảm sự co của Composite khi trùng hợp
- Thành phần hạt độn: silica, quartz, ceramic, barium glass, borosilicate glass…
- Phân loại hạt độn theo kích thước: Hạt độn Macro - Micro - Hybrid - Nano
- Vai trò của hạt độn với đặc tính Composite:
- Quyết định đặc tính vật lý: độ cứng - kháng mòn
- Quyết định đặc tính thẩm mỹ của Composite
C. Resin matrix - Khung nhựa
- Là thành phần tạo nên phần khung chứa các hạt độn của Composite
- Khung nhựa bao gồm:
- BIS-GMA: Phần nền cho khung nhựa
- DILUENTS/ CROSSLINK DILUENTS: các chất được thêm vào để:
- Cải thiện tính chảy dẻo của Composite để nha sĩ dễ thao tác hơn
- Tạo ra các kết nối chéo trong mạng lưới resin -> tăng cường độ cứng cho Composite
D. Coupling agent - Chất dính hạt độn với khung nhựa
- Là thành phần kết nối hạt độn với khung nhựa
- Thường là silane
- Các yếu điểm silane:
- Nhanh bị bất hoạt trong lọ/tuýp Composite (ảnh hưởng đến hạn sử dụng của Composite)
- Nhạy cảm với nước -> Composite dính nước sẽ làm đứt gãy kết nối silane với hạt độn -> Hạt độn rời khỏi khung nhựa
E. Các hoạt chất phụ gia
- Stabilizer - Chất ổn định
- Hoạt chất đóng vai trò giúp khung nhựa không tự nhiên trùng hợp khi chưa có tác động của các chất xúc tác
- Nó cũng đóng vai trò điều hoà phản ứng của các chất xúc tác với khung nhựa
- Photochemical catalyst - Chất xúc tác Quang trùng hợp
- Thường là Camphoroquinone, Acenaphthene quinone, Benzyl
- Bổ sung thêm Amines để điều chỉnh thời gian trùng hợp
- Mỗi chất xúc tác này có dải sóng ánh sáng kích hoạt khác nhau -> Điều này dẫn tới việc cần lựa chọn đèn Quang trùng hợp có bước sóng phù hợp để đảm bảo Composite trùng hợp hoàn toàn
- Plasticizer - Chất hoá dẻo
- Một dạng dung môi được sử dụng để hoà ta tất cả các thành phần của Composite thành dạng hỗn hợp