Bỗng một ngày, bệnh nhân mang hàm tháo lắp quay trở lại phòng khám của bạn với sự ĐAU ĐỚN và KHÓ CHỊU.
Bạn thăm khám và phát hiện thấy những tổn thương trên niêm mạc bệnh nhân.
Đó là dạng tổn thương gì?
...
Nhận biết dạng tổn thương niêm mạc của bệnh nhân mang hàm tháo lắp sẽ giúp bạn hiểu được nguyên nhân và đưa ra được giải pháp loại bỏ hiệu quả.
Thông thường, tổn thương niêm mạc trên bệnh nhân mang hàm tháo lắp có 2 dạng:
-
TỔN THƯƠNG TRỢT NIÊM MẠC
- Xuất hiện do hiện tượng co, kéo niêm mạc dẫn tới rách -> tạo nên vết trợt.
- Hiện tượng này thường do các điểm vướng cộm trên hàm tháo lắp khi bệnh nhân ăn nhai gây CO, KÉO NIÊM MẠC dẫn tới tổn thương
-
TỔN THƯƠNG LOÉT NIÊM MẠC
- Xuất hiện do hiện tượng đè, nén niêm mạc dẫn tới hoại tử mô -> tạo nên vết loét
- Hiện tượng này thường do các điểm vướng cộm trên hàm tháo lắp khi bệnh nhân ăn nhai ĐÈ, NÉN NIÊM MẠC dẫn tới tổn thương
Trên đây là 2 dạng tổn thương thường gặp do các điểm vướng cộm trên hàm tháo lắp gây nên trên niêm mạc bệnh nhân.
VẬY LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÁT HIỆN các điểm vướng cộm nguyên nhân này?
Bước 1:
- Kiểm tra vùng bị đau với phục hình đang hiện hữu ( loét, chợt, đỏ). Chắc chắn vị trí đau bằng cách xác nhận với bệnh nhân
- Thổi khô vùng làm việc
Bước 2:
- Chấm nhẹ đầu bút chì tím vào nước
- Dùng đầu có mực đã được chấm nước đánh dấu vào vùng cần lưu dấu
Bước 3:
- Đặt phục hình ( hàm khung hoặc hàm tháo lắp trở lại đúng vị trí)
- Cho bệnh nhân cắn nhẹ lại hoặc giữ chặt trong 5s
Bước 4:
- Lấy phục hình ra và kiểm tra điểm sao lưu trên phục hình với dấu mực tím
- Mài chỉnh điểm cộm vướng
- Tiếp tục lặp lại các bước như trên cho đến khi bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn hoặc không còn phát hiện điểm gây đau.
- Đánh bóng vùng vừa mài chỉnh.
* BÚT CHÌ TÍM - CHECKER NIÊM MẠC *
Tìm hiểu và đăng ký tham dự khoá học về Hàm Khung - Nhẹ tênh một chiếc lá từ chương trình SSP (Self Study Prosthodontics) của Bs Võ Phú Cường tại :
http://ssp.yseminar.vn/ssp_module5.html